Thành phần
Mỗi viên Cefuroxim 500mg Mebiphar có chứa:
- Hoạt chất: Cefuroxim 500mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Trình bày
- SĐK: VD-17529-12.
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 viên.
- Xuất xứ: Việt Nam.
Cơ chế tác dụng
Cefuroxim là kháng sinh nhóm cephalosporin. Cefuroxim axetil (tiền chất của cefuroxim) có hoạt tính kháng khuẩn kém, sau khi hấp thu vào cơ thể bị thủy phân thành cefuroxim.
Cơ chế kháng khuẩn của Cefuroxim là do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefuroxim có tác dụng với nhiều tác nhân gây bệnh, kể cả chủng tiết beta- lactamase, bền vứng với nhiều enzym beta-lactamase của vi khuẩn Gram (-).
Phổ hoạt động của Cefuroxim trên:
- Cầu khuẩn Gram (+) và Gram (-) kỵ khí và ưa khí, vi khuẩn đường ruột Gram (-).
- Cefuroxim có hoạt tính cao trên các chủng Meningococcus, Gonococcus, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis và Klebsiella spp. tiết beta-lactamase.
Cefuroxim bị kháng bởi các chủng Pseudomonas spp., Enterobacter, Enterococcus,…
Dược động học
- Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, ở niêm mạc ruột và máu thuốc thủy phân tạo cefuroxim vào hệ tuần hoàn. Thức ăn làm tăng hấp thu thuốc. Dạng bào chế ảnh hưởng đến nồng độ đỉnh của cefuroxim trong huyết tương. Khả năng liên kết với protein huyết tương là 50%.
- Phân bố: Cefuroxim phân bố rộng trong cơ thể, có ở đờm, dịch màng phổi, hoạt dịch, xương và thủy dịch, khi màng não bị viêm thuốc qua được hàng rào máu não. Thể tích phân bố biểu kiến khoảng 9,3 – 15,8 lit/ 1,73 ml. Cefuroxim qua được sữa mẹ và qua được nhau thai.
- Chuyển hóa: Cefuroxim không bị chuyển hóa.
- Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 70 phút, ở người suy thận và ở trẻ sơ sinh thời gian này giảm đi. Có khoảng 50% Cefuroxim được lọc ở cầu thận, 50% thải trừ ở dạng không biến đổi qua ống thận, chỉ lượng rất nhỏ thải trừ qua mật.
Chỉ định
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm xoang và viêm họng.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang.
- Nhiễm khuẩn sản – phụ khoa.
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương, ổ răng.
- Dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
- Bệnh Lyme, Bệnh lậu. Điều trị các bệnh gây ra bởi Haemophilus influenzae và Neisseria gonorrhoeae.
Liều dùng của thuốc Cefuroxim 500mg Mebiphar
- Người lớn:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nhẹ và trung bình: 1 viên/ ngày, chia 2 lần. Trường hợp nặng hay có nghi ngờ viêm phổi thì dùng liều gấp đôi.
- Viêm thận, bể thận gây nhiễm khuẩn tiết niệu: 1 viên/ ngày, chia 2 lần.
- Bệnh lậu: liều duy nhất 2 viên/ ngày.
- Viêm tai giữa ở trẻ > 2 tuổi: 1 viên/ ngày, chia 2 lần.
- Bệnh Lyme ở người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 1 viên/ lần x 2 lần/ngày, trong 20 ngày.
Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với nhóm kháng sinh cephalosporin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Cefuroxim 500mg Mebiphar
Thận trọng
- Tìm hiểu tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin hoặc các thuốc khác của người bệnh trước khi điều trị bằng cefuroxim.
- Chú ý khi dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh, vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Dùng cefuroxim lâu ngày có thể dẫn tới sự phát triển quá mức các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Ngừng dùng thuốc nếu bị bội nhiễm nghiêm trọng.
- Những người bệnh đường tiêu hóa nên thận trọng khi dùng kháng sinh phổ rộng, đặc biệt là viêm đại tràng. Đã có trường hợp viêm đại tràng giả mạc xảy ra.
- Độc trên thận tăng lên khi dùng đồng thời kháng sinh nhóm aminoglycosid và cephalosporin.
Tác dụng phụ
- Thường gặp: Tiêu chảy, ban sần ở da.
- Ít gặp: Phản vệ, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính và bạch cầu, nhiễm nấm Candida, thử nghiệm Coombs (+), nổi mày đay, ngứa, buồn nôn, nôn, creatinin huyết thanh tăng.
Tương tác
- Các thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin khi dùng chung có thể làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim axetil. Vì thế khoảng cách dùng giữa hai thuốc này nên cách xa ít nhất 2 giờ.
Probenecid dùng liều cao có thể làm cho độ thanh thải cefuroxim ở thận giảm đi, đồng thời nồng độ cefuroxim trong huyết tương tăng kéo dài. - Độc tính trên thận tăng khi dùng đồng thời Aminoglycosid và cefuroxim axetil.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng trong thời kì này khi thật cần thiết.
- Thời kỳ cho con bú: Cefuroxim qua được sữa mẹ rất ít nên có thể dùng trong thời kỳ nuôi con bú, cần theo dõi hiện tượng nổi ban và tiêu chảy ở trẻ.
Quá liều và xử trí
- Triệu chứng quá liều có thể xảy ra là: tiêu chảy, buồn nôn, co giật, kích thích thần kinh cơ.
- Xử trí: điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ kết hợp loại thuốc ra khỏi cơ thể.
Tác động trên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng lên khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Cefuroxime axetil có phổ kháng khuẩn rộng chống lại nhiều vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram âm. | Chưa có nghiên cứu về độ an toàn khi sử dụng Cefuroxim 500mg Mebiphar trong giai đoạn mang thai. |
Cefuroxim được dung nạp tốt và dường như không gây độc cho thận khi dùng đơn độc với liều lượng thông thường. | Tiêu chảy, ban sần ở da là các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc. |
Thuốc có hiệu quả tương đương với một số cephalosporin, quinolone, macrolide và amoxicillin/axit clavulanic khác. | |
Phần lớn các tác dụng phụ (chủ yếu là rối loạn tiêu hóa) có cường độ từ nhẹ đến trung bình và hồi phục sau khi ngừng điều trị, với rất ít tác dụng phụ nghiêm trọng được báo cáo. |